Trong những năm gần đây bóng đá nước nhà ngày càng được quan tâm và chú ý nhiều hơn, gắn liền với đó những sân vận được cũng được xây dựng và đầu tư mạnh hơn để phục vụ cho bộ môn thể thao vua này. Trong nước hiện nay đa số sân vận động lớn đều được trang bị đầy đủ những yếu tố tạo nên sân vận động hiện đại để phục vụ tốt cho các giải đấu. Có một số ý kiến cho rằng Sân Vận động trong nước đã có thể xứng tầm với một số sân vận động nước khác thuộc khu vực Đông Nam Á. Hôm nay, hãy cùng chuyên mục Blog Bóng Đá khám phá Top 10 Sân Vận Động Lớn Nhất Việt Nam Hiện Nay nhé!
Mục Lục Bài Viết
- 1 Sân vận động Cần Thơ
- 2 Sân vận động lớn nhất Việt Nam – SVĐ Quốc gia Mỹ Đình
- 3 Sân vận động Lạch Tray – Sân vận động lớn nhất Việt Nam
- 4 Sân vận động lớn nhất Việt Nam – SVĐ Thống Nhất
- 5 Sân vận động Đồng Nai
- 6 Sân vận động Tự Do
- 7 Sân vận động Hàng Đẫy
- 8 Sân vận động lớn nhất Việt Nam – SVĐ Hòa Xuân
- 9 Sân vận động lớn nhất Việt Nam – SVĐ Gò Đậu
- 10 Sân vận động Thiên Trường
Sân vận động Cần Thơ
Sân vận động này được xây dựng tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Tính tới thời điểm hiện tại thì đây là sân vận động có thể chứa được nhiều khán giả nhất tại Việt Nam ( tức sức chứa hơn cả SVĐ Mỹ Đình ) có thể chứa được 60.000 khán giả. Bên cạnh việc tổ chức những giải đấu bóng đá trong nước thì nơi đây còn diễn ra những giải đua xe moto cực kỳ ấn tượng. Song với đó cũng là sân vận động đa năng nơi diễn ra một số sự kiện của Tỉnh.
Sức chứa mỗi khán đài:
- Khán đài A: Khán đài chính với 20.000 ghế ngồi, trong đó có 85 ghế ngồi Vip
- Khán đài B: Có thể chứa 20.000 khán giả
- Khán đài C: Sức chứa hiện tại là 10.000 cổ động viên
- Khán đài D: Có tổng 10.000 ghế ngồi cho khán giả.
Cùng với đó là những vị trí đứng bên trên 3 khán đài B, C và D là 5.000 khán giả.
Tổng cộng: Sân vận động này có 60.000 ghế ngồi cho khán giả và 5.000 vị trí đứng ( đối với trường hợp Full ghế ngồi )
Sân vận động này được xây dựng từ những năm Pháp thuộc, sau nhiều lần cải tiến và nâng cấp thì tới năm 1981, sân vận động Cần Thơ được xếp vào Sân Vận động lớn nhất khu vực Đông Nam Á thời đó. Tuy nhiên, đến năm 2012, để phục vị cho Hội Khỏe Phù Đổng toàn quốc ban lãnh đạo tỉnh đã có những sửa chữa và bảo dưỡng lại sân thì sức chứa của SVĐ này đã giảm bớt đi 5.000 chỗ, những tới thời điểm hiện tại thì Sân Vận Động Cần thơ vẫn là SVĐ lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.
Với 4 khán đài được phân biệt với 4 màu sắc khác nhau đó là Lục, Đỏ, Vàng và Lam. Khán đài A là khán đài Vip riêng khán đài này được đầu tư khoảng 80 tỷ để thiết kế mái che và dàn ghế Vip. 3 khán đài còn lại được thiết kế nối tiếp nhau có hình chữ C bằng bê tông được xây dựng theo kiểu bậc thang. Cho đến năm 2019 thì ban lãnh đạo sân mới thay đổi trang bị ghế nhựa màu xanh để thay thế cho thành ngồi bằng bê tông cho 3 khán đài B, C và D này.
Điểm độc đáo trong thiết kế và xây dựng sân vận động cần thơ đó chính là những khán đài tại đây được thiết kế theo kiểu đắp đất tạo nên lòng chảo khán đài. Ở phần chóp của khán đài xây dựng theo kiểu cung đường có kích thước rộng khoảng 6m để khán giả có thể đi loại thoải mái và dễ dàng hơn. Cũng chính vì khán đài được đắp bằng đất nên ban lãnh đạo đã cho trồng những hàng cây xanh ngay ở phía mặt ngoài vừa tạo không gian thoáng mát, tính thẩm mỹ cao cho sân.
Sân cũng được xây dựng theo đúng kích thước chuẩn quốc tế đó là 120m x 90m, với bề mặt cỏ đảm bảo chất lượng tốt, cho dù thời tiết xấu, mưa to vẫn có thể thi đấu tốt. Cùng với đó, còn có thêm 2 phòng kỹ thuật cho phía đài truyền hình hay bên cơ quan báo chí tác nghiệp, bao quanh sân là 8 đường chạy và 4 đường đua dành cho xe moto, cũng không thể thiếu bảng điểm điện tử tân tiến nhất, cuối cùng là 4 trụ đèn để phục vụ cho những trận đấu hay là sự kiện diễn ra vào buổi tối.
Sân vận động lớn nhất Việt Nam – SVĐ Quốc gia Mỹ Đình
Đây là sân vận động có sức chứa xếp vị trí thứ 2 tại Việt Nam có thể chứa tối đa 40.192 khán giản ( chỉ đứng sau SVĐ Cần Thơ ).
Sân tọa lạc tại đường Lê Đức Thọ thuộc phường Mỹ Đình 1, Nam Từ Liên, Hà Nội, các trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10km về phía Tây Nam. Theo như tìm hiểu thì mức chi phí đầu tư vào sân vận động này lên tới 52.983 triệu đô la Mỹ thời điểm đấu thầu sân vận động này đơn vị đến từ Trung Quốc là Tập đoàn HISG đã trúng thầu.
Sân vận động với tổng ghế ngồi là 40.192 khán giả ( trong đó có 450 ghế ngồi Vip, cùng với đó 160 ghế dành cho bên truyền thống và báo chí ), Sân vận động này là trung tâm thuộc Khu liên hợp thể thao quốc gia Việt Nam. Với hạng mục chủ chốt là sân thi đấu bóng đá với thiết kế xây dựng có kích thước chuẩn là 105m x 68m. Ngoài ra, sân này còn diễn ra một số hạng mục thi đấu khá như: điền kinh với 8 đường chạy bao quanh sân vòng 400m, cùng với đó là 10 đường chạy thẳng có chiều dài là 110m, còn kể tới 2 hố nhảy cao, 2 khu dành cho hạng mục nhảy sào kép, 2 hố ném tạ xích, ném tạ, và ném lao, cuối cùng là 2 khu dành cho hạng mục nhảy xà kép. Với tổng diện tích khu vực được xây dựng là 17,5 ha ( bào gồm 1 sân chính và 2 sân tập ).
Sân xây dựng với 4 khán đài: Khán đài A nằm ở vị trí phía Tây, Khán đài B vị trí phía Đông với 2 tầng với chiều cao là 25,8m. Ở phía Bắc sẽ là khu khán đài C, Khán đài D sẽ nằm ở phía Nam 2 khán đài này có 1 tầng và chiều cao thấp hơn chỉ có 8,4M. Sân vận động Mỹ đình có tổng cộng 419 phòng chức năng bao quanh sân. Sân vận động được trang bị dàn chiến dáng với 355 bóng đèn được sắp xếp ở 4 cột có chiều cao 54M. Theo như được miết mái của sân vận động này có độ nặng là 2,300 tấn, với đường kính là 1,1M và 156m khẩu độ.
Sân vận động Lạch Tray – Sân vận động lớn nhất Việt Nam
Sở sỹ sân vận động này có tên Lạch Tray là được xây dựng trên đường Lạch Tray thuộc quận Ngô Quyền, Hải Phòng. Sân vận động này cũng được lọt vào top sân vận động lớn nhất tại Việt Nam với sức chứa hiện tại là khoảng 30.000 khán giả. Hiện tại, thì sân vận động Lạch Tray là sân nhà của CLB bóng đá Hải Phòng, đây cũng là CLB bóng đá từng giành được khá nhiều thành tính tại các giải đấu tổ chức trong nước.
Vào năm 2003, thời điểm diễn ra kỳ SEA Games 22, sân vận động Lạch Tray được vinh dự là địa điểm đăng cai bộ môn bóng đá Nữ. Đây là một sân vận động đa năng, bên cạnh tổ chức giải đấu bóng đá, điền kinh, hay các giải thi đấu thể thao của tỉnh và trong nước thì đây cũng là nơi tổ chức những sự kiện văn hóa lớn.
- Khán đài A: là khu vực được xây dựng và thiết kế hiện đại nhất với tổng chỗ ngồi là 15.000 khán giả với thiết kế 2 tầng và có mái che toàn bộ khán đài, vị trí nằm ở hướng Đông – Bắc, khán giả có thể đi vào khán đài A này theo hướng đường Lạch Tray.
- Khán đài B: cũng được xây dựng 2 tầng và cũng có may che, và nằm ở vị trí theo hướng Tây – Nam, có thể di chuyển theo đường Chu Văn An và được thiết kế dàn ghế ngồi hiển thị chữ Lạch Tray, khán đài này có thể chứa 10.000 khán giản, nơi quy tụ những cổ động viên sôi nổi và nhiệt tình nhất.
- Khán đài C và D: Đây là 2 khán đài có vị trí cách xa cầu môn nhất, hiện vân chưa được trang bị ghế ngồi và chưa có mái che, có thể chứa được 2.500 khán giả ở 2 khán đài này.
Sân vận động lớn nhất Việt Nam – SVĐ Thống Nhất
Đây được cho là sân đấu ” Sôi nổi và bận rộn” nhất trong làng bóng đá Việt Nam. Đây chính là địa điểm diễn ra những giải đấu nhỏ tới lớn trong nước. Chính thức khánh thành vào ngày 01/10/1960 là một trong top sân vận động lớn nhất trong nước ta.
Trước thời điểm Sài Gòn giải phóng, sân này được biết tới với tên gọi là Sân vận động Cộng Hòa. Công trình xây dựng sân vận động này được thiết kế bởi kiến trúc sư đến từ xứ sở hoa anh đào. Điểm đặc biệt, Sân vận động này thường được chọn là địa điểm diễn ra những giải đấu thể thao của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh.
Sân vận động này được xây dựng ngay trên đường Đào Duy Từ, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. Sau 2 lần bảo dưỡng và nâng cấp thì hiện tại bề mặt sân cỏ tốt hơn và bề mặt đường chạy cũng được phủ nhựa tổng hợp chất lượng tốt hơn. Đặc biệt, sân cũng được trang bị dàn đèn mới hiện đại bậc nhất đề phục vụ tốt cho kỳ Sea Games 22. Đáng chú ý, sân vận động này còn là nơi diễn những những sự kiện thể thao lớn trong và ngoài nước.
Thời điểm đầu sân được xây dựng với sức chứa chỉ có 15.000 khán giản, nhưng sau trải qua những lần nâng cấp đã lên 25.000 và hiện tại là có thể chứa được 40.000 cổ động viên. Theo như thông tin được biết SVĐ Renault là tiền thân của SVĐ Thống Nhất. Thời điểm trước năm 2003, thì sân vận động thống nhất được đánh giá là sân vận động lớn nhất Việt Nam.
Sân vận động này còn được chọn là Sân vận động Quốc Gia. Đến năm 2005, sân vận động này còn được chọn là nơi diễn ra Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ V năm 2006. Sau lần cải tiến và nâng cấp để phục vụ cho đại hội thì chất lượng sân lại trở nên khá tệ hơn trước. Song với đó thời gian thi công nâng cấp này diễn ra khá lâu. Tính đến cuối tháng 6 năm 2006, thì đã tiêu hao hết 14 tỷ cho việc nâng cấp lần 2 này.
Những mùa giải bóng đá tổ chức trong nước đa số các đội bóng đều chọn SVĐ Thống Nhất là sân nhà cho giải đấu V. League 1. Riêng trong 3 năm liên tiếp 2013, 2014, và 2015 thì lại không có bất kỳ đội bóng nào lựa chọn SVĐ này là sân nhà. Nhưng đến kỳ V. League 1 tiếp theo 2016 CLB Sài Gòn FC đã lựa chọn Thông Nhất là sân nhà của mình.
Từng được xếp vào danh sách top 1 sân vận động lớn nhất việt Nam, cũng nhà là sân vận động quốc gia. Thì chắc hẳn sân vận động này cũng sở hữu không ít yếu tố nổi bật để trở thành một SVĐ dành tiếng một thời như vậy. Đặc biệt, chúng ta không thể không nhắc tới phong cách thiết kế và xây dựng sân vận động cũng một phần tạo nên sức ảnh hưởng và nổi tiếng. Theo như thông tin đưa ra thì sân vận động thống nhất hiện có sức chứa rơi vào khoảng 19.450 khán giả. Cụ thể như sau:
- Khán đài A1, A2, và A3: có tổng cổng 2.250 ghế ngồi và có thiết kế mái che. Trong đó, thiết kế 18 ghế ngồi dành cho khán đài VVIP và 192 ghế ngồi Vip.
- Khán đài A4 và A5: có sức chứa 4.000 khán giả. Trong đó mỗi khán đài chứa 2.000 khán giả.
- Khán đài B: Có thể chứa được 5.000 khán giả
- Khán đài C, D: Thiết kế tổng cộng 8.000 ghế ngồi. Tương đương mỗi khán đài sẽ là 4.000 ghế ngồi.
Vào năm 2018, khoảng thời gian nghỉ giữa mùa giải, một lần nữa SVĐ Thống Nhất được cải tiến và nâng cấp. Sau quá trình nâng cấp, sân vận động được được trang bị dàn đèn chiếu sáng hiện đại hơn, cũng như lắp đặt lại dàn ghế ở phần khán đài B và khán đài A4, A5.
Sân vận động Đồng Nai
Sân vận động này tọa lạc tại đường Đồng Khởi, Tân Hiệp, Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Thuộc quyền quản lý và sử dụng của tình Đồng Nai và là sân nhà của CLB Đồng Nai FC. Với bề mặt sân cỏ tự nhiên nên nơi đây cũng là địa điểm tổ chức không ít những giải đấu bóng đá trong tỉnh và quốc gia.
Để chuẩn bị tốt cho mùa giải 2015, SVĐ Đồng Nai đã được khoác lên mình một diện mạo mới, đẹp mắt và tươi mới hơn, khi mà được cải tạo đường chạy sân điền kinh lên 8 làn khởi động được bao phủ bằng nhựa tổng hợp có màu đỏ. Song với đó là tráng bê tông, cũng như trồng thêm cỏ ở khu vực phía trước của khán đài A, để tăng tính thẩm mỹ còn sơn lại toàn bộ tất cả khán đài.
Hy vọng trong lần nâng cấp tới, khu vực khán đài A sẽ được nâng cấp và cải tiến lại, để có được một diện mạo mới hơn, cũng như đạt tiêu chuẩn diễn ra những trận thi đấu chuyên nghiệp hơn.
Sân vận động Tự Do
Đây là sân vận động tọa lạc trên đường Nguyễn Công TRứ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, có thể chứa được 25.000 cổ động viên. Được xây dựng bởi người Pháp vào những đầu năm của thập niên 1930 và được lấy tên là Stade Olympique de Hué. Đến thời Nhà Nguyễn thì sân vận động này đã được đổi tên gọi mới là Sân vận động Bảo Long ( Lấy tên gọi của Hoàng thái tử của Nhà Vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương thời đó ) Ngày khánh thành sân vận động này cũng là ngày sinh ra vị hoàng thái tử cuối cùng trong lịch sử nước ta. CLB Bóng đá Huế là chủ sân vận động này.
Sân vận động Hàng Đẫy
Đối với người dân miền Bắc nhất là người Hà Nội đã quen thuộc với sân vận động Hàng Đẫy tọa lạc tại số 9 đường Trịnh Hoài Đức, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội. Với sức chứa hiện tại là 22.500 cổ động viên. Trước khi xây dựng và đi vào hoạt động SVĐ Mỹ Đình thì SVĐ Hàng Đẫy là địa điểm tổ chức những giải đấu quốc gia như đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam, hay là thế vận hội Olympic.
Song với đó, đây cũng chính là địa điểm tổ chức các sự kiện thể thao, văn hóa lớn nhỏ của thành phố Hà Nội và quốc gia. Mùa giải 1998, trận đấu khai mạc, hay là trận đấu bảng B và diễn ra trận đấu chung kết của giải Cúp Tiger. Trong những năm từ 200 – 2006 thì SVĐ Hàng Đẫy được gọi với tên mới là SVĐ Hà Nội. CLB Hà Nội, CLB Viettel và phù đổng là những đội bóng chủ sân vận động này
Kể từ khi khánh thành vào ngày 14/08/1958 với chặng đường hơn 60 năm hoạt động, SVĐ Hàng Đẫy đã trải qua không ít lần nâng cấp và cải tiến để có thể hoàn thiện hơn và đạt tiêu chuẩn sân vận động quốc tế. Lần cải tiến và nâng cấp đáng chú ý nhất và những năm thập niên 90 để phục vụ cho mùa giải Tiger Cup 1998 đã được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng tân tiến bậc nhất thời điểm đó, cùng với đó là cải tiến bề mặt sân thay cỏ mới xanh tốt hơn, song với đó là trang bị dàn ghế ngồi, bảng điện tử, đồng hồ điện tử, cải tiến mở rộng hơn với sức chứa nhiều lên tới 3 vận ghế ngồi.
Đến năm 2007, sân vận động này được sửa chữa một lần nữa với tổng chi phí bỏ ra là hơn 10 tỷ đồng sau thời điểm ban lãnh đạo thành phố Hà Nội đưa ra quyết định đội bóng chủ quản sân vận động này là CLB bóng đá hà Nội T & T. KHoảng đầu năm 2000, để chuẩn bị tốt cho kỳ SEA Games 22 vào năm 2003 được tổ chức tại Việt Nam, thì toàn bộ xung quanh sân vận động đã được cải tiến và quy hoạch lại.
Những vài năm sau đó 2010 sân có dấu hiệu xuống cấp và đỉnh điểm nghiêm trọng vào vào năm 2015. Cho đến năm 2017, một lần nữa sân được nâng cấp với tổng chi phí được bỏ ra là 10 tỷ đồng sau khi ban lãnh đạo thành phố Hà Nội đưa ra quyết định bàn giao sân cho CLB bóng đá Hà Nội T&T
Đến đầu năm 2018, tập đoàn này đã quyết định đập bỏ toàn bộ và xây dựng diện mạo mới cho sân vận động này, với tổng chi phí rơi vào khoảng 250 triệu EURO ( Tính ra vào khoảng 7 ngàn tỷ đồng ). Đơn vị đã trúng thầu dự án này chính là Tập Đoàn đến từ nước Phán là Bouygues, tiến hành thi công vào quý IV/2018. Theo đó, sân sẽ được thiết kế diện mạo mới với 4 tầng hầm, 2 tầng nổi và sẽ có phần khán đài ở trên để tạo ra một quần thể văn hóa thể thao và dịch vụ bậc nhất. Chứ không phải chỉ phục vụ mỗi thể theo như trước đây.
Lần xây dựng mới này dự kiến sẽ bỏ đi đường Piste, với sức chứa hơn 2 vạn cổ động viên, đồng thời sẽ có thêm mái che theo tiêu chuẩn của liên đoàn bóng đá FiFa. Đáng chú ý, sân thi đấu bóng đá được thiết kế và xây dựng ở tầng nổi thứ 2, và một một số công trình dịch vụ được xây dựng phía trên như là rạp chiếu phim, hầm để xe, hay là trung tâm tổ chức sự kiện để phục vụ cho toàn người dân thuộc khu dân cư gần đó và khách xa tới.
Sân vận động lớn nhất Việt Nam – SVĐ Hòa Xuân
SVĐ Hòa Xuân được xây dựng tại Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng, với sức chứa tối đa hiện tại là 20.000 cổ động viên. Đội chủ sân chính là CLB SHB Đà Nẵng, sân vận động không thiết kế đường piste và đây cũng chính là sân vận động thứ 2 tại Việt Nam chỉ đứng sau sân vận động Pleiku của tỉnh Gia Lai chỉ sử dụng để tổ chức những trận đấu bóng đá.
Tổng đầu tư vào dự án xây dựng sân vận động Hòa Xuân được biết là 300 tỷ đồng. Với tổng diện tích là 66.530m2. chính thức khởi công vào năm 2013 sau 3 năm xây dựng đã chính thức khánh thành vào ngày 30/08/2016.
Sân được xây dựng với 4 khán đài, Khán đài A là khán đài chính thiết kế cao 2 tầng, còn 3 khán đài còn lại là B, C và D sẽ là 1 tầng. Ở phần phía dưới các khán đài xây dựng khu giải khát, hay là xây dựng các phòng chức năng, cũng như nhà vệ sinh.
Bề mặt sân bóng được trồng cỏ Bermuda, giống cỏ được đặt hạt từ Mỹ, xây dựng hệ thống thoát nước ngầm với dạng xương cá, cũng như lắp đặt thêm hệ thống tưới nước tự động trên bề mặt sân cỏ. Tại trung tâm khán đài Chính được lắp đặt 140 ghế ngồi super VIP ( lắp đặt cả bàn ), ngoài ra còn lắp đặt thêm hệ thống rào chống bạo động, và hàng rào ngăn giữa những khu vực khán đài với nhau. Lắp đặt thêm các chỉ báo, biển chỉ dẫn cũng như có bảng tên ở những phòng chức năng, trang bị thêm bảng điện tử báo giờ, hay là bảng hiển thị thông tin cũng như tỷ số của trận đấu, lắp đặt dàn âm thanh trên sân khấu cũng như luôn có nguồn điện dự phòng.
Sân vận động lớn nhất Việt Nam – SVĐ Gò Đậu
Sân được chính thức khởi công vào năm 1973, sau 2 năm xây dựng đã chính thức đi vào hoạt động vào ngày 26/09/1975. Sau đấy 10 năm thì sân có đợt tu sửa và nâng cấp lần đầu tiên vào 19/09/1985. Tọa lạc tại vị trí đường 30/4, Đại Lộ Bình Dương thuộc quận Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Với tổng diện tích được xây dựng là 4HA nằm ở vị trí ngay trung tâm của thành phố Thủ Dầu Một. Bề mặt sân bóng được trồng cỏ lá gừng tự nhiên, xây dựng với 4 khán dài và có thể chứa tối đa 18.250 cổ động viên. Đội bóng chủ quản của sân này chính là CLB Becamex Bình Dương, CLB này hiện đang được thi đấu tại V-League.
Lần cải tiến và tủ sử gần đây nhất là vào năm 2017, công ty cổ phần CLB Bóng đá Bình Dương đã cho sơn lại toàn bộ màu của cả 4 khán đài, thay đổi về mặt tiền của sân. Theo được biết, đơn vị chủ quản đã bỏ ra 200 triệu đồng cho lần tư sửa này, mức chi phí này chưa tính tới việc xây dựng khu nhà tập thể của CLB Bình Dương ở phần khán đài của SVĐ. Cùng với đó, công ty cũng cho lắp đặt thêm giàn bóng đèn cũng như cho nâng cao 4 trụ đèn chiếu sáng của sân.
Sân vận động Thiên Trường
Đây là một sân vận khá là mới được xây dựng vào tháng 11/2000 chính thức đi vào hoạt động vào 30/08/2003. Với tổng chi phí xây dựng vào dự án này là 75 tỷ đồng có thể chứa 30.000 khán giả. Được xây dựng trên vị trí số 5 Đặng Xuân Thiều, Vị Hoàng thuộc thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định.
Mới đấu sân này có tên là Sân vận động Chùa Cuối, đến 30/08/2003 đã được đổi thành tên mới là Thiên Trường. Trận đấu khai sân diễn ra đó chính là giữa CLB bóng đá Nam Định đối đầu với U23 Thần Hòa Thượng Hải đến từ anh bạn láng giềng Trung Quốc.
Đã có không ít CLB bóng đá quốc gia nam và nữ, hay là thế vận hội Olympic chọn SVĐ Thiên Trường làm sân nhà khi thi đấu những trận đấu tầm cỡ quốc tế.Mùa giải 2003 SVĐ Thiên Trường đã được chọn là 1 trong số những sân vận động tổ chức thế vận hội Đông Nam Á 2003. Nơi mà diễn ra những trận đối đầu cực kỳ kịch tính của môn bóng đá nữ.
Để chuẩn bị cho kỳ Sea Games 31 ban lãnh đạo sân đã chi 185 tỷ đồng để nâng cấp và cải tiến lại sân. Lần nâng cấp này đã tăng sức chứa của sân vận động từ 30.000 chỗ ngồi lên tới 45.000 khán giản. Chắc hẳn người dân Nam Định sẽ tự hào rất nhiều về điều này.
Trên đây là thông tin về Top 10 sân vận động lớn nhất Việt Nam. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc biết thêm về những sân vận có mặt tại Việt Nam. Đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm thông tin bổ ích liên quan tới bóng đá trong và ngoài nước nhé!