Trong bóng đá dù là thi đấu với đội hình 11 người hay 7 người thì vẫn không thể thiếu được những chiến thuật hay sơ đồ đội hình. Nhất là đối với sân cỏ mini thì việc phân bổ các cầu thủ sẽ quyết định thành bại của trận đấu. Nếu như có sơ đồ chiến thuật thích hợp, các cầu thủ phối hợp ăn ý với nhau, cùng kỹ năng cá nhân của từng cầu thủ tốt thì khả năng giành chiến thắng trước đối phương nắm chắc trong tay. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chuyên mục Blog bóng đá tìm hiểu chiến thuật bóng đá 7 người hiệu quả nhất hiện nay nhé!
Mục Lục Bài Viết
- 1 Quy tắc cơ bản của chiến thuật bóng đá 7 người
- 2 Tổng hợp các sơ đồ chiến thuật bóng đá 7 người
- 2.1 Chiến thuật bóng đá 7 người 2-3-1: Đội hình công thủ toàn diện
- 2.2 Chiến thuật bóng đá 7 người 2-1-2-1: Mạnh về phòng ngự
- 2.3 Chiến thuật bóng đá 7 người 1-1-3-1: Mạnh về hàng công hơn
- 2.4 Chiến thuật bóng đá 7 người 3-2-1: Đội hình cây thông
- 2.5 Chiến thuật bóng đá 7 người 3-1-2
- 2.6 Một số sơ đồ chiến thuật bóng đá 7 người khác: 2-2-2 và 1-4-1
- 2.7 Chiến thuật phòng ngự phản công trong bóng đá 7 người
- 2.8 Chiến thuật nâng cao
Quy tắc cơ bản của chiến thuật bóng đá 7 người
Sự thành bại trong một trận đầu đều do 2 yếu tố cơ bản dưới đây quyết định:
Sự cân bằng trong chiến thuật bóng đá 7 người
Để một đội bóng có thể vận hành cách trơn tru và mang lại hiệu quả nhất, thì không thể thiếu yếu tố cân bằng. Một đối hình được đánh giá là vận hành tốt là khi đội hình đó cho ta thấy được sự cân bằng tự nhiên trong đội.
Nếu như cả 6 cầu thủ trên sân họ đều có chung suy nghĩ mình là cầu thủ tấn công, thì đội bóng này chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc hạ gục đối phương. Cũng tưng tự như vậy nếu như cả 6 cầu thủ này đều tưởng tượng họ là cầu thủ phòng ngự. Vậy nên, việc dung hòa và cân bằng giữa hàng phòng ngự và tấn công là vô cùng quan trọng, cũng như cả 2 biên.
Phát huy được thế mạnh của từng cá nhân cầu thủ
Trong bóng đá không có một sơ đồ chiến thuật hay đội hình nào có thể áp dụng cho tất cả đội bóng và tất cả các cầu thủ. Bởi vì, mỗi một đội bóng đều được hình thành từ các cầu thủ khác nhau, không một cầu thủ nào có kỹ năng, và khả năng giống nhau, mỗi một cầu thủ sẽ có điểm mạnh riêng, và quan trọng là chúng ta biết được điểm mạnh đó của cầu thủ và phát huy tối đa khả năng của từng cầu thủ.
Có thể trong đội hình của bạn đã có một vài cầu thủ sở hữu khả năng di chuyển và tốc độ tốt để có thể bao quát được các khoảng trống thì hay xem xét họ ở vị trí chạy biên. Điều này không hề sai, nếu như bạn có cùng 2 tiền đạo xuất sắc cả 2 có mối liên kết với nhau, lúc này, việc bạn cần quan tâm là sắp xếp toàn đội làm sao để có thể hỗ trợ tối đa cho 2 tiền đạo này.
Khi nói về các đội hình sẽ không có chuyện đúng hay sai. Trong nhiều trường hợp, chúng ta có thể thử nghiệm một vào sơ đồ chiến lược, trước khi chúng ta chọn ra 1 hoặc 2 đội hình thích hợp nhất áp dụng đội bóng của mình.
Chúng ta nên biết rằng, cho dù đang là cầu thủ hay là một HLV cho các CLB trẻ, thì dù áp dụng sơ đồ chiến thuật nào cũng cần phải có thời gian và sự kiên nhẫn để cho các cầu thủ trong đội bóng kịp thích nghi cũng như biết được vai trò của họ trong đội hình đó. Vậy nên, chúng ta không thể đòi hỏi kết quả thành công ngay lập tức khi mới áp dụng sơ đồ chiến thuật đó được.
Tổng hợp các sơ đồ chiến thuật bóng đá 7 người
Chiến thuật bóng đá 7 người 2-3-1: Đội hình công thủ toàn diện
Chúng ta có thể nhận thấy đây là đội hình phổ biến nhất trong thi đấu bóng đá 7 người. Đối với đội hình này tiền vệ trung tâm là nặng nhất, bởi vì họ sẽ phải đồng thời đảm nhận vai trò càn quét song với đó kịp thời hỗ trợ hàng công khi cần. Nhưng, cũng nhờ sự cân bằng giữa hàng phòng ngự và hàng công mà mà đội hình này mang lại, đây được cho là sơ đồ chiến thuật thông dụng nhất.
Ưu điểm:
- Xây dựng hệ phòng phòng ngự vững chắc
- Hàng phòng ngự nhận được sự hỗ trợ từ các tiền vệ khi cần, cùng với đó tiền vệ cũng dâng lên cao để hỗ trợ hàng công, biến đội hình này trở nên linh hoạt và được biết tấu đa dạng hơn.
- Có thể tận dụng được khá nhiều khoảng trống ở vị trí 2 biên. Nhất là khi sở hữu các tiền vệ có thể lực và tốc độ tốt, là một lợi thế trong việc khai thác khoảng trống hai biên để tạo ra pha kiến tạo, dứt điểm đẹp mắt, cũng như hỗ trợ hàng phòng thủ tốt hơn.
Nhược điểm:
- Tiền vệ sẽ phải chịu không ít gánh nặng lên vai, tiền vệ trong đội hình này được cho là chìa khóa vàng tạo nên sự thành công
- Chiến thuật bóng đá 7 người 2-1-2-1: Mạnh về phòng ngự
- Sơ đồ này tạo ra không ít khoảng trống cho đối thủ khai thác ở phía sau hàng phòng ngự, nếu như các cầu thủ tiền vệ không kịp thời lui về hỗ trợ nếu như đối thủ phản công nhanh.
- Tiền đạo có thể rơi vào tình thế đơn độc khi tấn công, không nhận được sự hỗ trợ từ phía trên
Chiến thuật bóng đá 7 người 2-1-2-1: Mạnh về phòng ngự
Sơ đồ này có nhiều điểm tương đồng với đội hình 2-3-2, những đội hình này có sự phân chia vai trò cụ thể hơn: Hai tiền vệ biên sẽ dâng lên cao và chơi tấn công nhiều hơn và 1 tiền vệ thuần sẽ chơi phòng ngự. Đương nhiên tiền vệ nào cũng có thể tham gia hỗ trợ cả 2 vai trò tấn công và phòng thủ. Tuy nhiên đối với đội hình này thì nó được phân chia theo cách rõ ràng hơn: 3 cầu thủ hàng công và 3 cầu thủ hàng phòng thủ.
Nếu như tiền vệ mỏ neo trong đội hình là một cầu thủ mạnh trong việc làm bóng, cũng như tạo ra những pha tấn công xuất sắc cũng như trong khâu phòng ngự là một điều hết sức tuyệt vời.
Ưu điểm:
- Có thể đảm bảo được sự cân bằng giữa hàng phòng ngự và phía trên hàng công
- Sự phân chia rõ ràng hơn trong phòng thủ và tấn công, nhờ đó mà giảm thiểu được những rủi ro nếu như các tiền vệ hỗ trợ hàng công mà không lui về kịp.
- Các cầu thủ ở hai biên sẽ có nhiều khoảng trống hơn
Nhược điểm:
- Một khối liên kết sẽ an toàn hơn khi chia đội hình làm 2 phần tân công và phòng ngự
- Tiền vệ chơi phòng ngự phải là cầu thủ có khả năng tư duy nhạy bén cùng khả năng điều khiển bóng tốt.
Chiến thuật bóng đá 7 người 1-1-3-1: Mạnh về hàng công hơn
Nếu như trong trận đấu tới chắc chắn phải có điểm thì đội hình 1-1-3-1 là một gợi ý không hề tồi chút nào. Đối với đội hình này thì chỉ có duy nhất 1 cầu thủ đảm nhận vai trò phòng thủ và phải đối mặt với tất sự tất công của đối thủ. Trong khi đó các tiền vệ tấn công sẽ được đẩy mạnh lên phía trên, cũng sẽ có 1 tiền vệ hỗ trợ hàng phòng ngự, kịp thời lui về khi cần thiết. Tuy đây không phải là một sơ đồ chiến thuật phổ biến, nhưng đối với vị HLV nào hướng đội bóng tới lối đá tấn công mạnh hơn thì đây là một chiến thuật hợp lý.
Ưu điểm:
- Toàn đội sẽ tập trung đẩy mạnh tấn công hơn, đây là điều không thể thiếu nếu như muốn hạ gục đối thủ trong trận đấu đó.
- Khu vực giữa sân là nơi nhiều cầu thủ lui tới nhất.
Nhược điểm:
- Cầu thủ đảm nhiệm vị trí tiền vệ mỏ neo đòi hỏi phải có kỹ năng rất cao bởi vị trí này thiếu sự hỗ trợ từ các đồng đội.
- Cần phải thận trọng và chú ý tới các tình huống phản công của đối thủ
Chiến thuật bóng đá 7 người 3-2-1: Đội hình cây thông
Đây là đội hình khá là phổ biến trong bóng đá 7 người tại Việt Nam, một sơ đồ tạo dựng một hệ thống phòng ngự cực kỳ vững chắc. Có 3 cầu thủ sẽ được bố trí ở hàng hậu vệ để có thể tạo thành một khối thống nhất, là một nền tảng vững mạnh cho toàn đội hình. Đội hình này sẽ vận hành cách tốt nhất khi đẩy cao hàng phòng thủ 3 người, cùng với đó là 2 hậu vệ biên dâng cao, hoặc trung vệ thòng có thể thay thế vào vị trí tiền vệ trung tâm khi cần.
Ưu điểm:
- Tạo nên một đội hình khối phòng thủ thống nhất và vững mạnh
- Sẽ mang lại hiệu quả cực kỳ cao, tuyệt đối nếu như gặp phải đối thủ mạnh toàn diện.
Nhược điểm:
- Với đội hình thiên về phòng thủ, nên sự hỗ trợ cho hàng công là khá ít, cơ hội tấn công không có nhiều.
- Sẽ thiếu không gian, cũng như khoảng trống để có thể triển khai bóng lên phía trên
Chiến thuật bóng đá 7 người 3-1-2
Sơ đồ chiến thuật bóng đá này cũng thường được áp dụng trong bóng đá 7 người. Với 3 hậu về – 1 tiền về và 2 tiền đạo cho thấy sự chắc chắn ở thành phòng ngự và có thể phản công bất cứ lúc nào. Nhưng đội hình này chỉ có 1 trung vệ nên cầu thủ đảm nhận vị trí này phải sở hữu thể lực tốt, cùng với đó kỹ năng, và sự nhanh nhẹn, kết hợp ăn ý với các đồng đội. Với 2 tiền đạo cũng sẽ giúp cho đội hình này tấn công mạnh hơn và có nhiều cơ hội để ghi bàn hơn.
Nếu như gặp đội đối thủ mạnh thì sơ đồ chiến thuật bóng đá 3-1-2 này rất thích hợp được cho là một chiến thuật phòng ngự tốt trong bóng đá 7 người.
Một số sơ đồ chiến thuật bóng đá 7 người khác: 2-2-2 và 1-4-1
Một số đội hình khác mà chúng tôi muốn đề cập tới để bạn đọc biết, nhưng nó không phổ biến trong thi đấu, đó là đội hình 2-2-2 và 1-4-1. Theo lý thuyết, đây là một đội hình hoàn hảo để tạo sự cân bằng giữa hàng phòng ngự và trên hàng công. Tuy nhiên cả 2 đội hình này lại rất ít khi được áp dụng.
Đối với đội hình 2-2-2 thì dường như là không khai thác được nhiều khoảng trống trên hàng công, cùng với đó là phụ thuộc khá nhiều vào khả năng chạy chỗ của cầu thủ tiền đạo. Nhưng đội hình này vẫn mang lại thành tích tốt nếu như cầu thủ có khả năng tốt trong những pha chạy chỗ tốt để có thể khai thác được những khoảng trống và làm tường cho những cầu thủ ở tuyến sau.
Đội hình 1-4-1, nếu như bạn đang có các cầu thủ có khả năng chơi tốt cả hàng công và phòng ngự, thì sơ đồ chiến thuật 1-4-1 sẽ phát huy tối đa điểm mạnh của các cầu thủ này. Đội hình này, đòi hỏi có sự hoán đổi linh hoạt của 4 cầu thủ tiền vệ, qua đó ta có được một trận đấu biến tấu linh hoạt trong cách triển khai cho đến lên bóng.
Chiến thuật phòng ngự phản công trong bóng đá 7 người
Đối với đội hình phòng ngự phản công 7. Thì các đội bóng thường sẽ không có lựa chọn 1 lối chơi cụ thể nào trong suốt trận đấu. Mà thay vào đó, đội bóng sẽ vận dụng linh hoạt giữa các đội hình khác nhau. Các cầu thủ trên sân sẽ hoán đổi vị trí cho nhau một cách linh hoạt, di chuyển trước sau để cho đối thủ không thể nào nắm bắt được bài kịp.
Nếu như áp dụng chiến thuật này thì nên áp dụng nhuần nhuyễn ít nhất là 2 sở đồ chiến thuật bóng đá 7 người. Đó là một chiến thuật tấn công và một chiến thuật mạnh về phòng ngự.
Chiến thuật nâng cao
Trong bóng đá 7 người, 7 cầu thủ trên sân không phải thi đấu vòng quanh hết cả sân cho tới khi kết thúc trận đấu. Các cầu thủ sẽ được đẩy khỏi vị trí đó nên cần phải có sự bọc lót lẫn nhau và có thể đây cũng là một lựa chọn không tối khi áp dụng sơ đồ chiến thuật khác khi tấn công để tạo thêm sự bất ngờ trong trận đấy. Vậy nên dừng biến đội hình của mình trở thành đội bóng cứng nhắc trong lối chơi nhé!
Đối với bóng đá 7 người trên một sân nhỏ, thì có lẽ nhắc tới vấn đề áp dụng 2 chiến thuật trong cùng trận đấu có phần hơi nhạy cảm. Không nên làm phức tạp hóa mọi chuyện, mà hãy cố gắng giới hạn 2 đội hình của mình đơn giản nhất, một đội hình cần thiết khi phòng ngự và một đội hình sử dụng khi muốn tấn công.
Việc này sẽ giúp ích cho các cầu thủ hơn và mang lại kết quả tốt hơn nếu như cho họ thấy được vị trí khi áp dụng đội hình phòng ngự và tấn công của họ.
Đến với ví dụ dưới đây để có thể dễ hình dung hơn:
Hình ảnh trên sẽ cho bạn đọc thất được cách là thế nào để một đội bóng có thể vận dụng một đội hình mạnh về phòng ngự khi phòng thủ và áp dụng một đội hình mạnh về tấn công khi khi bóng đang dâng lên phía trước. Như hình trên, khi mà đội bóng đang nghiêng về phòng thủ thì sẽ có 3 cầu thủ chơi ở vị trí phía dưới cùng với 2 tiền vệ trung tâm.
Ngược lại, khi đang phòng ngự và chuyển sang tấn công, thì 2 cầu thủ tiền vệ trung tâm sẽ di chuyển lên phía trên và trải rộng ra để tạo ra nhiều lựa chọn tấn công hơn, cùng với đó là hậu vệ trung tâm sẽ di chuyển lên và trám vào vị trí tiền vệ chơi như một cầu thủ kiểm soát bóng. Nếu như trong đội hình bạn sở hữu cầu thủ có khả năng tư duy tốt, cũng như khả năng kiểm soát bóng tốt với vị trí phòng ngự thì với đội hình này chắc chắn sẽ mạng lại kết quả tốt.
Hình ảnh tiếp theo chúng tôi đưa ra một một ví dụ khác cho thấy sự pha trộn giữa 2 đội hình như thế nào. Đội hình 4-1-1 thì nghiêng về phòng ngự hơn thích hợp cho đội bóng nào sử dụng phần lớn trong trận đấu, có thể đây là một sơ đồ chiến thuật mà bạn muốn vận dụng vào đội hình của mình nếu như bạn là một hậu về lùi hàng phòng thủ.
Miễn là khi tấn công, các cầu thủ đảm nhận nhiệm vụ chạy cánh có thể dâng cao nhanh nhất có thể để hỗ trợ hàng công, biến hóa thành đội hình 2-1-3. Đồng thòi, đội hình này tiền vệ trung tâm cũng có thể dâng cao phía trên, để lại 2 cầu thủ hậu vệ chính có thể sẵn sàng chống lại những pha phản công của đối thủ.
Đương nhiên, với đội hình này cũng đòi hỏi 2 cầu thủ hậu vệ cánh có thể lực tốt, khả năng di chuyển tốt, nhanh chóng, nếu như sắp xếp đúng cầu thủ sẽ mang lại kết quả cao.
Trên đây là tổng hợp sơ đồ chiến thuật bóng đá 7 người hiệu quả nhất mà bạn nên biết. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết được khi nào nên áp dụng sơ đồ chiến thuật nào. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm thông tin bổ ích và hay về bóng đá nhé!
Xem thêm: Các sơ đồ chiến thuật bóng đá thường áp dụng nhất hiện nay