Virus máy tính chắc hẳn không phải là một cụm từ xa lạ nữa đối với những ai đang sử dụng máy tính. Chúng được biết đến là một thứ gì đó có “tuổi đời” dài, phát triển từ năm này qua năm khác và không ngừng biến đổi. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Listnhacai tìm hiểu về Virus máy tính là gì? Cách thức lây nhiễm của nó như thế nào cũng như những thông tin liên quan đến khái niệm này nhé!
Mục Lục Bài Viết
Virus máy tính là gì?
Virus máy tính được hiểu là những đoạn mã chương trình được một cá nhân hay tổ chức nào đó thiết kế để xâm nhập vào máy tính của bạn với mục đích là đánh cắp thông tin, gửi email nặc danh, xóa dữ liệu, lấy trộm thông tin quốc gia, dọa dẫm đòi tống tiền…
Virus từng được viết ra nhằm thử nghiệm để ngăn chặn lại kẻ thù truy cập dữ liệu hoặc đánh cắp dữ liệu của đối phương vì mục tiêu của quốc gia. Thế nhưng, virus ngày càng trở nên một thứ nguy hiểm bị kẻ xấu lợi dụng để phục tùng cho mục đích cá nhân của mình, chủ yếu là dùng để chuộc lợi tài sản. Hệ điều hành Windows luôn nằm trong top đầu danh sách hệ điều hành nhiễm virus do có quá nhiều sơ hở, tường lửa kém dẫn đến việc nhiều khách hàng bị đánh cắp thông tin nhưng không hề biết.
Cách thức lây nhiễm của Virus máy tính
Máy tính được hoạt động nhờ vào các lệnh ở dạng mã máy thuộc dãy số nhị phân để thực hiện 1 tác vụ nào đó do con người điều khiển. Mã máy được lập trình đuọc dân đến những công việc của người dùng điều khiển lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thàh một lộ trình cụ thể, sau đó, máy tính sẽ thực hiện theo lộ trình đó. Lộ trình này được tạo thành bởi 2 cấu trúc là điểm vào (entry) – nơi bắt đầu và điểm ra (exit) – điểm trả lại điều khiển khi đã hoàn thành công việc.
Virus cũng tương tự như vậy, được viết dưới dạng một lộ trình nhưng sẽ bị sửa đi tham số địa chỉ. Thay vì địa chỉ của máy tính người dùng thì sẽ bị đưa đến vị trí của người tạo ra virus. Virus được hoạt động dưới dạng mã lệnh nên ít ai phát hiện ra sớm và khắc phục kịp thời.
Virus hiện nay có nhiều cách thức để xâm nhập vào máy tính của người dùng, dưới đây sẽ là một vài cách thức phổ biến:
Virus lây nhiễm qua email
Email được biết đến là một cách thức dùng để liên lạc, trao đổi giữa mọi người với nhau, và thông thường là về nội dung công việc. Hằng ngày, mỗi người có thể có đến hằng trăm email bao gồm cả thư rác. Và chắc hẳn bạn có thể bị lừa nếu như nhấp vào link đính kèm có chứa virus. Nếu như tinh vi hơn thì người tạo ra virus còn tạo ra đường liên kết theo cấp số nhân. Có nghĩa là chỉ cần bạn nhấp vào link đó thì virus sẽ đọc hết được tất cả các email của bạn và tự động gửi link có chứa virus này đến cho nhiều người khác nữa.
Vậy nên, hãy luôn đề cao cảnh giác, cần thận với những email mà bạn mở ra. Hãy chú ý đến tên email, địa chỉ người gửi cũng như nội dung thông tin để tránh mắc phải lỗi này.
Virus lây nhiễm qua mạng Internet
Hình thức lây nhiễm qua mạng Internet được xem là hình thức dễ thực hiện nhất và mọi người cũng dễ bị mắc lừa nhiều nhất. Virus này được đính kèm trong các file tài liệu, các phần mềm mà mọi người đã tải từ Internet về hoặc chỉ đơn giản là những trang web đã được cài đặt sẵn virus và chỉ cần chúng ta nhấp vào đó thôi là bị “dính” ngay. Một khi đã tải những phần mềm có chứa virus này, chúng sẽ nhanh chóng phá hư ổ cứng, tự động xóa hết dữ liệu và thậm chí là cho phép người khác truy cập vào máy tính của mình mà không hề hay biết.
Những dấu hiệu của virus máy tính
Một số dấu hiệu nhận biết máy tính của bạn đã bị nhiễm virus:
- Cửa sổ bật lên thường xuyên: Việc cửa sổ được bật lên có thể khuyến khích người dùng truy cập các trang web bất thường hoặc khuyên bạn tải xuống một số phần mềm không tin tưởng.
- Những thay đổi trang chủ trình duyệt của bạn hoặc có thể điều hướng qua một trang web bất kì.
- Hàng loạt email được gửi từ tài khoản email
- Thường xuyên gặp phải các sự cố bất thường như: máy tính không khởi động lên được, ổ đĩa thường xuyên có vấn đề, lỗi phần mềm bất thường…
- Hiệu suất máy tính chậm bất thường: Tốc độ xử lý thay đổi đột ngột có thể báo hiệu rằng máy tính của bạn có virus.
- Các chương trình không xác định khởi động khi bạn bật máy tính.
- Các hoạt động bất thường khác như thay đổi mật khẩu.
Đặc điểm của các loại virus
Virus khởi động/Boot sector virus: Loại virus này có thể kiểm soát khi các bạn khởi động máy tính. Chúng có thể tự khởi động hoặc tự tắt máy tính của bạn.
Virus kịch bản web/Web scripting virus: Loại virus này khai thác mã của các trình duyệt web và các trang web. Chúng xuất hiện khi các bạn truy cập một trang web chứa mã độc và nhanh chóng lây lan vào máy tính của bạn.
Browser Hijacking: Loại virus này sẽ tự động một số chức năng của trình duyệt web và có thể tự động được dẫn đến một trang web không mong muốn.
Virus thường trú/Resident virus: Đây là một thuật ngữ chung cho bất kỳ vi rút nào tự chèn vào bộ nhớ của hệ thống máy tính. Virus thường trú này có thể thực thi bất cứ lúc nào khi hệ điều hành khởi động.
Virus hành động trực tiếp/Direct action virus: Loại virus này hoạt động khi các bạn thực thi một tệp chứa virus. Còn nếu không thì nó sẽ không hoạt động.
Virus đa hình/ Polymorphic virus: Virus đa hình sẽ thay đổi mã của nó mỗi khi tệp bị nhiễm được thực thi và để tránh các chương trình chống virus. Đây là loại virus rất khó phòng chống.
Virus nạp tập tin/File infector virus: Loại virus này cực kỳ phổ biến và sẽ chèn mã độc vào các tệp thực thi – các tệp được sử dụng để thực hiện các chức năng hoặc hoạt động nhất định trên hệ thống.
Virus đa phân/Multipartite virus: Loại virus này lây nhiễm và lây lan theo nhiều cách. Nó có thể lây nhiễm cả các tệp chương trình và các khu vực hệ thống.
Virus macro: Virus macro được viết bằng ngôn ngữ macro tương tự được sử dụng cho các ứng dụng phần mềm. Những virus như vậy sẽ lây lan khi các mở một tài liệu bị nhiễm, thường thông qua tệp đính kèm email.
Một số loại virus siêu nguy hiểm
Dưới đây là những cái tên đã hô mưa gọi gió từ năm 1998 đến nay với hàng trăm triệu USB bị tổn thất:
- Virus máy tính: CIH (1998)
- Virus máy tính: Melissa (1999)
- Virus máy tính: ILOVEYOU (2000)
- Virus máy tính: Code Red (2001)
- Virus máy tính: SQL Slammer (2003)
- Virus máy tính: Bagle (2004)
- Virus máy tính: MyDoom (2004)
- Virus máy tính: Storm Worm
- Virus máy tính: Wannacry ( mới gần đây )
Làm thế nào để bảo vệ máy tính khỏi virus?
Để giúp máy tính của bạn an toàn, các bạn có thể sử dụng đến một số phần mềm chống virus tin cậy:
- Đối với cá nhân Norton Security, Bitdefender Internet Security, Trend Micro v.v..
- Đối với doanh nghiệm như Symantec Endpoint Protection, Bitdefender Gravityzone Business Security, Trendmicro Apex One V.V…
Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã hiểu được khái niệm virus máy tính là gì, chúng thường hoạt động khá “tinh vi” và khó lường gây hại đến máy tính của các bạn. Mong rằng bài viết này đã giúp cho các bạn cẩn thận hơn trong viẹc sử dụng máy tính để không bị kẻ xấu lợi dụng. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo của chúng tôi!